Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm thường phải chịu đựng các cơn đau nhức thường xuyên gây ra tâm lý mệt mỏi, chán nản ảnh hưởng đến giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ. Và tình trạng bệnh kéo dài trong một thời gian không được điều trị có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu và tự chuẩn đoán bệnh trầm cảm do thoát vị đĩa đệm gây ra theo trắc nghiệm sau đây.
Mối liên quan giữa bệnh thoát vị đĩa đệm và triệu chứng trầm cảm
Người mắc bệnh đau lưng do thoát vị đĩa đệm rất có thể sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm nếu các cơn đau ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Và ngược lại, cũng chính các triệu chứng trầm cảm có thể là lý do khiến tình trạng bệnh đau lưng thêm nặng hơn.
Tình trạng lo lắng, căng thẳng, trầm cảm do thoát vị đĩa đệm gây ra
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng:
+ Khoảng 33% những người bị bệnh về xương khớp như đau lưng, viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu trầm cảm.
+ Khoảng 25% những người bị đau nhức tay, đầu gối, hông cũng có dấu hiệu trầm cảm, họ luôn trong trạng thái tinh thần lo âu, căng thẳng.
+ Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm dẫn tới trầm cảm nhiều hơn nam giới.
Tuy nhiên số liệu thống kê trên có khác nhau hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, số người được khảo sát, các phương pháp nghiên cứu…
Tại sao bệnh trầm cảm và thoát vị đĩa đệm lại liên quan đến nhau?
Một người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có thể dẫn tới trầm cảm vì nhiều lý do:
+ Đau nhức dữ dội, kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý, lâu ngày dẫn đến trầm cảm
+ Trầm cảm khiến tình trạng đau càng nghiêm trọng hơn
+ Sự đau đớn và trầm cảm có thể là kết quả của bệnh rối loạn giấc ngủ.
+ Người bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm có thể có bất thường về nội tiết tố, thay đổi tâm trạng, đau cơ hay các rối loạn, thay đổi về thể chất và tinh thần khác. Bệnh nhân đau lưng thường gặp khó khăn khi ngủ và thường xuyên thức giấc dẫn đến cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi vào ban ngày và do đó làm giảm năng suất của họ. Điều này làm tăng kích thích cũng như khó kiểm soát các cơn đau do bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Ngược lại, các cơn đau không được kiểm soát có thể gây ra trầm cảm với các triệu chứng như tâm trạng kém, mất hứng thú trong các hoạt động thể chất khác.
Vì vậy để tránh tình trạng bệnh phát triển theo hướng xấu hơn, người bệnh cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bác sĩ để được xác định nguyên nhân bệnh từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Tự chẩn đoán tình trạng trầm cảm do đau lưng mạn tính gây ra
Nếu bị đau lưng và nghi ngờ mình bị trầm cảm, bạn có thể tham khảo danh sách câu hỏi dưới đây, sau đó tự đánh giá về tình trạng bệnh của mình.
Triệu chứng bệnh, bạn cảm thấy không có triệu chứng, ít, nhiều hay rất nhiều, hãy tự cộng điểm của mình: Không (0), ít (1), nhiều (2), rất nhiều (3).
- Bạn có thấy buồn, chán, không hài lòng về bản thân không?
- Bạn có cảm thấy thất vọng, chán nản về tương lai?
- Bạn có cảm thấy mình vô dụng hay cho rằng mình là một người thất bại?
- Bạn có cảm thấy kém cỏi hay không bằng những người xung quanh không?
- Bạn có cảm thấy tội lỗi hay tự trách bản thân mình vì tất cả mọi thứ?
- Bạn có cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định?
- Bạn có hay giận dữ, cáu kỉnh vì những điều xung quanh?
- Bạn có cảm thấy không có động lực, cảm thấy khó khăn để làm việc gì đó?
- Bạn có cảm thấy mình xấu xí, không đủ hấp dẫn?
- Bạn có cảm thấy chán ăn, ăn không ngon?
- Bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, thức dậy trong đêm hay dậy sớm vào sáng hôm sau?
- Bạn thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi?
- Bạn muốn khóc nhưng không thể?
- Bạn không quan tâm đến vấn đề tình dục?
- Bạn không còn cảm giác quan tâm đến những thứ xung quanh cũng như mọi người xung quanh?
Và bây giờ hãy tính tổng số điểm của mình nhé:
+ 0-4 điểm: Bạn có thể yên tâm là không mắc bệnh trầm cảm.
+ 6-11 điểm: Bạn trong giai đoạn tinh thần mệt mỏi, hãy tìm kiếm niềm vui ở những người xung quanh, tự tạo cho mình một tinh thần vui tươi, thoải mái để không rơi vào trạng thái căng thẳng gây trầm cảm.
+ 12-21: Giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm, trầm cảm nhẹ.
+ 22-31: Trầm cảm ở mức độ trung bình.
+ 32-51: Trầm cảm giai đoạn nặng.
Như vậy, những người có số điểm 22 hoặc cao hơn nên liên lạc ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để xác định, chẩn đoán chính xác bệnh của mình từ đó có các điều trị bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, khi có bất kỳ cơn đau lưng, nhức mỏi nào người bệnh cũng nên thăm khám sớm để điều trị, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, kéo theo các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Cốt Thoái Vương giúp xoa dịu thoát vị đĩa đệm, “cắt đuôi” trầm cảm
Đừng để đau lưng do thoát vị đĩa đệm và trầm cảm cuốn bạn vào vòng luẩn quẩn của chúng. Hãy cắt đuôi chúng ngay từ bây giờ. Nếu bạn đã bị trầm cảm, tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ tâm thần có thể kê toa cho bạn thuốc chống trầm cảm để ổn định tâm lý. Thuốc chống trầm cảm cũng giúp giảm đau lưng. Tuy nhiên, căn nguyên của bệnh vẫn không được điều trị triệt để. Do đó, người bệnh nhất thiết phải kiểm soát chứng đau lưng do thoát vị đĩa đệm của mình thật tốt. Một trong các biện pháp đang được ưu chuộng hiện nay là sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên. Một sản phẩm tiêu biểu trong số đó là Cốt Thoái Vương. Tốt nhất hãy sử dụng cả Cốt Thoái Vương ngay cả khi bạn đang sử dụng thuốc trầm cảm hoặc ngay cả khi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm của bạn còn rất nhẹ. Phòng hơn trị!
Cốt Thoái Vương đẩy lùi thoát vị đĩa đệm
Tại sao Cốt Thoái Vương có thể “chặn đứng” bệnh đau lưng do thoát vị đĩa đệm thành công cho hàng ngàn bệnh nhân trên khắp trong và ngoài nước? Tìm hiểu kỹ về sản phẩm thì chúng tôi được biết, công thức thành phần của Cốt Thoái Vương rất khoa học, nhờ đó mà sản phẩm không chỉ đẩy lùi triệu chứng bệnh mà còn đi sâu vào căn nguyên gây bệnh. Thành phần chính dầu vẹm xanh chiết xuất từ con sò vẹm xanh ở biển, chứa thành phần omega 3 và các vitamin giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Đánh giá kết quả lâm sàng tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy: Cốt Thoái Vương giúp giảm cứng khớp, sưng đau, phục hồi khả năng vận động trên 70% và không gây tác dụng phụ. Chế phẩm có tiềm năng lớn trong điều trị tình trạng đau trong các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ vậy, để tăng hiệu quả cũng như thuận tiện cho người bệnh sử dụng, các nhà khoa học đã dùng dầu vẹm xanh kết hợp với những thảo dược quý khác như thiên niên kiện, nhũ hương,… và bào chế thành dạng viên nén tiện dùng.
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm và có hiệu quả rõ rệt, trong đó có anh Chiến ở Bình Dương, hãy dành 3 phút lắng nghe chia sẻ của anh:
Cùng theo dõi phản hồi tích cực của bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm qua hình ảnh dưới đây:
Dưới đây là video GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ nhiệm khoa Thần kinh, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 chia sẻ về nghiên cứu tác dụng của Cốt Thoái Vương đối với thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống:
Đừng để thoát vị đĩa đệm trở nặng gây biến chứng trầm cảm. Hãy bắt tay phòng ngừa ngay từ bây giờ. Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới các bệnh lý cột sống, đĩa đệm hay muốn đặt mua sản phẩm Cốt Thoái Vương, vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài: 1800.6104 (miễn phí cước cuộc gọi) để được chuyên gia tư vấn.
Khánh Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét