Bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi đi làm với cơn đau mỏi lưng hoành hành. Từ đó gây ra những khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công việc. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và chỉ ra rằng, những người bị đau lưng có nhiều khả năng sẽ phải thay đổi công việc, giảm lượng công việc, giảm giờ làm, bị sa thải, thậm chí là nghỉ hưu sớm. Cùng dõi theo các công việc khiến lưng bạn trở lên tồi tệ qua bài viết sau.
10 công việc là “tội phạm” lớn nhất gây đau lưng
Vào mùa hè năm 2016, Hiệp hội Cột sống Bắc Mỹ (NASS) đã yêu cầu các thành viên xếp hạng các ngành nghề mà họ coi là “tàn phá” lưng mạnh mẽ nhất. Dưới đây, các chuyên gia cột sống sẽ liệt kê 10 “tội phạm hàng đầu” gây đau lưng và lời khuyên để bạn có thể tiếp tục làm công việc ấy nhưng vẫn bảo vệ được cột sống của mình.
1. Chăm sóc con thơ
Từ khi mang thai cho tới khi sinh con, cho con bú, người mẹ đã phải ôm ấp đứa trẻ trong nhiều giờ, cộng thêm việc thường xuyên phải mang vác theo các đồ của con khi ra ngoài như bỉm, sữa, quần áo. Điều này làm cột sống của các bà mẹ có thể bị tổn hại từ trong ra ngoài với các vấn đề như: Loãng xương, đau nhức, căng cơ, mỏi lưng…
Địu con kiểu ba lô thay vì bế ẵm sẽ giúp giảm đau lưng
Mẹo bảo vệ cột sống: Thay đổi lại tư thế bế trẻ. Hãy xem xét một túi tã kiểu ba lô khác với phiên bản buộc một bên vai truyền thống để phân phối trọng lượng tốt hơn. Ngoài ra, phụ nữ cần uống bổ sung thêm canxi và các dưỡng chất khác cần thiết cho xương khớp.
2. Công nhân nhà máy
Các công nhân nhà máy thường thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải làm những động tác giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, điều này gây ra sự mệt mỏi và yếu cơ. Đôi khi họ sẽ được chẩn đoán là đang bị chứng rối loạn chuyển động lặp đi lặp lại.
Mẹo bảo vệ cột sống: Thỉnh thoảng nghỉ ngơi để thay đổi tư thế của bạn. Duỗi thẳng cột sống và thư giãn vai. Nếu bạn có thể thay đổi vị trí các công việc khác nhau, hãy cứ làm. Nó sẽ cho phép bạn có khả năng sử dụng các cơ khác nhau thay vì sử dụng cường độ lớn chỉ một cơ trong suốt một ngày làm việc.
3. Lái xe ô tô
Đặc điểm của công việc này đó là thường xuyên phải ngồi nhiều. Đặc biệt là những lái xe đường dài. Không chỉ thế, làm việc trên xe ô tô đòi hỏi rất nhiều động tác uốn, xoắn, và cong lưng. Những chuyển động này đặt cột sống ở các vị trí bất lợi, có thể gây đau và chấn thương.
Mẹo bảo vệ cột sống: Cố gắng không cong lưng, ngồi lái xe đúng tư thế.
4. Nhân viên kho bãi
Người lao động trong kho có công việc đòi hỏi về thể chất, thường phải mất một phần lớn sức lực trong việc nâng hàng mỗi ngày, đẩy và kéo những gánh nặng có nguy cơ làm bị thương cột sống, đĩa đệm.
Mẹo bảo vệ cột sống: Suy nghĩ trước khi hành động. Trước khi nâng vật nặng, hãy kiểm tra trọng lượng bằng cách nâng một góc. Nếu vật thể quá nặng, hãy yêu cầu trợ giúp của đồng nghiệp hoặc sử dụng xe đẩy hoặc xe nâng. Ngoài ra, đeo găng tay để cải thiện độ bám của bạn và bảo vệ bàn tay.
5. Nha sĩ
Khi chăm sóc răng cho bệnh nhân, nha sĩ thực hiện các quy trình mà không thay đổi tư thế trong thời gian dài, đồng thời cũng xoắn và uốn cổ hay lưng trên. Đó là lý do tại sao nhiều người trong nghề này bị đau lưng và đau cổ.
Mẹo bảo vệ cột sống: Độ phóng đại và ánh sáng tốt sẽ làm cho tầm nhìn của bạn gần hơn và cho phép cổ nghỉ ngơi ở vị trí tự nhiên, trái ngược với việc gập cổ xuống. Nếu tay ghế có sẵn tại phòng khám, hãy sử dụng chúng để hỗ trợ phần cánh tay khi thực hiện các động tác.
6. Người lao động thủ công
Chỉ cần tên của công việc này thôi cũng gợi ra những hình ảnh lao động quá sức. Người lao động thủ công thường xuyên nâng tải nặng, sử dụng sức mạnh của cánh tay và gồng lực, thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, uốn cong… tất cả có thể gây bong gân, đau đớn tổng thể cho lưng của họ.
Mẹo bảo vệ cột sống: Sử dụng những thiết bị kỹ thuật để hỗ trợ công việc của bạn. Mang thêm một đôi giày để hỗ trợ tốt hơn.
7. Nhân viên văn phòng
Chắc chắn, nhân viên văn phòng thường không nâng vật lớn hoặc vận hành máy móc hạng nặng, nhưng họ phải ngồi và nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính cả ngày, điều này có thể tàn phá cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng của họ và có thể khiến họ nhăn nhó vì đau đớn vào cuối mỗi ngày làm việc.
Làm việc văn phòng gây đau lưng
Mẹo bảo vệ cột sống: Hãy đứng dậy khỏi ghế của bạn mỗi giờ để đi bộ xung quanh và duỗi người. Hoặc, tốt hơn, nên đầu tư một bộ bàn ghế đúng chuẩn để khuyến khích bạn thay đổi tư thế và vị trí của mình trong suốt cả ngày.
8. Y tá
Y tá đứng trên đôi chân của họ trong hầu hết các ca chăm sóc bệnh nhân với đặc thù ngành nghề là mức độ căng thẳng rất cao. Chuyển bệnh nhân, di chuyển thiết bị y tế nặng, cong người để hỗ trợ trong các thủ tục xét nghiệm… tất cả có thể góp phần vào sự phát triển của tổn thương lưng hoặc cổ.
Mẹo bảo vệ cột sống: Trong thời gian nghỉ giải lao, dành vài phút để làm một số động tác nhẹ nhàng như cuộn vai, uốn cong cổ, và gân kheo trải dài. Nếu ngày của bạn là đặc biệt bận rộn, thì một vài phút thiền yên tĩnh cũng có thể giúp ngăn chặn các tác động tiêu cực.
9. Công nhân xây dựng
Công việc xây dựng có thể gây ra một số hao mòn nghiêm trọng trên cơ thể. Công việc liên quan đến việc nâng vật nặng, rung toàn bộ cơ thể, nâng và xoắn đồng thời hay uốn cong người trong thời gian dài… tất cả đều có thể gây bong gân và căng cơ.
Mẹo bảo vệ cột sống: Yêu cầu giúp đỡ có thể bảo vệ cột sống của bạn nếu đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Nếu vật liệu nặng, hãy nhờ người khác giúp đỡ hoặc sử dụng xe đẩy. Ngoài ra, hãy sử dụng các dụng cụ có tay cầm để đảm bảo độ bám.
10. Đầu bếp
Đầu bếp là một công việc đòi hỏi bạn phải đứng rất nhiều để thực hiện nấu các món ăn. Với những chuyển động được lặp đi lặp lại thường xuyên. Bên cạnh đó, việc phải tiếp xúc nhiều, hàng ngày với nhiệt độ cao sẽ khiến bạn bị đau mỏi. Đây là nghề được đánh giá là gây ra đau lưng phổ biến nhất hiện nay.
Mẹo bảo vệ cột sống: Hãy tranh thủ xoa bóp cổ tay, cột sống lưng trong thời gian giải lao để tránh cứng cơ, bong gân, nhức mỏi.
Xua tan nỗi lo nghề nghiệp nhờ sản phẩm tự nhiên bảo vệ xương khớp
Mỗi công việc có một dặc thù riêng, dẫu biết nó sẽ gây đau lưng nhưng chúng ta khó mà bỏ nó bởi đây là kế sinh nhai của cả gia đình. Công việc thì vẫn phải bám trụ, vậy lưng, cột sống thì làm sao? Để đem lại hy vọng cho người lao động khi đang hàng ngày phải chịu các cơn đau lưng như “chết đi sống lại” của đặc thù công việc, các chuyên gia xương khớp nghiên cứu và bào chế ra thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm mạn tính, thoái hóa khớp, lão hóa và các bệnh tim mạch. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương… có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương. Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi già yếu; Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm chủ trị các chứng đau do phong tê thấp, các chứng viêm sưng; Các vitamin B (B1, B2) và Vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; Glycin, một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.
Cốt Thoái Vương giúp giảm đau lưng do đặc thù nghề nghiệp
Chị Hà Thị Phương (sinh năm 1980) ở số 7A231 ấp 7, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hành hạ đến khổ sở, cùng cực. Chị Phương chia sẻ sau khi sử dụng Cốt Thoái Vương 2 tháng, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ của chị đã cải thiện đến hơn 70%. Sau đây là những tâm sự rất chân thành của chị Phương:
Cùng theo dõi phản hồi tích cực của bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm qua hình ảnh dưới đây:
Một đánh giá từ 1 chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền – GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng viện Y học cổ truyền TƯ về tác dụng của Cốt Thoái Vương trên bệnh nhân thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm:
Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới các bệnh lý cột sống, đĩa đệm hay muốn đặt mua Cốt Thoái Vương, vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 1800.6104 (miễn phí cước cuộc gọi), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 để được chuyên gia tư vấn.
Khánh Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét