Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

5 triệu chứng thoái hóa cột sống, nhận biết sớm dễ điều trị

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu là đau cột sống kèm theo các biểu hiện khác như tê bì, kiến bò, mất cảm giác… Y học phân thoái hóa làm 2 dạng khác nhau là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng, 2 dạng này cũng có những triệu chứng không giống nhau.

5 triệu chứng thoái hóa cột sống, nhận biết sớm dễ điều trị

1- Triệu chứng đau nhức
Thoái hóa cột sống cổ: Đau căng và cứng cổ, cơn đau từ từ lan xuống hai bên bả vai rồi lan xuống cánh tay, bàn tay gần như yếu hẳn đi khó cầm nắm chắc đồ vật trong tay. Cảm giác này sẽ tăng lên nhiều ngoái cổ, cúi cổ, vận động nhẹ, kể cả leo cầu thang…
Thoái hóa cột sống lưng: Đau cứng lưng, các cơn đau từ từ lan xuống mông, bắp chân, hai chân dần yếu đi, khó khăn trong đi lại. Không mang vác được vật gì, nếu mang vác có nguy cơ bị chấn thương cao.
 nhan biet som trieu chung thoai hoa cot song
Nhận biết sớm triệu chứng thoái hóa cột sống
2- Triệu chứng Tê bì
Tê bì là cảm giác thường đi kèm với các đau, tùy tình trạng bệnh của mỗi người mà nó xuất hiện nhiều hay ít. Đối với thoái hóa cột sống lưng cảm giác tê bắt đầu từ vùng mông và chân. Đối với cột sống cổ sẽ xuất hiện các triệu chứng tê thậm chí mất cảm giác ở vùng cánh tay, bàn tay.
3- Triệu chứng teo cơ, yếu liệt
Triệu chứng này chúng ta thường nhận ra khi mắc bệnh được 1 thời gian, bạn sẽ thấy được 1 tay hoặc 2 tay, 1 chân hoặc 2 chân bị teo lại khiến người bệnh đi lại khó khăn hơn trước, để càng lâu có nguy cơ không đi lại được nữa.
4- Triệu chứng đau tê, kiến bò
Người bệnh có cảm giác tê, giống như kiến bò. Xuất hiện từ mông sau đó lan dần ra phía sau hay 1 bên chân. Lưng dưới và chân dần dần yếu đi, tê, đau. Đôi khi xuất hiện ở ngực, vai, cánh tay, cổ. Đau thần kinh tọa, đau tăng khi ngồi, hắt hơi hoặc ho.
5- Các triệu chứng khác
- Những ai bị thoái hóa cột sống thắt lưng thường có dấu hiệu bị lệch, vẹo cột sống.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
- Có lúc cảm thấy đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, mất ngủ.
- Chức năng sinh dục giảm.

Những con số đáng báo động về căn bệnh thoái hóa cột sống tại Việt Nam

Đây là căn bệnh liên quan đến xương khớp có tỉ lệ mắc bệnh khá cao ở nước ta. Nước ta có khoảng 17% tỉ lệ dân số mắc thoái hóa cột sống, độ tuổi phổ biến là từ 60 trở lên (thống kê của WHO – Tổ chức y tế thế giới).
Tỉ lệ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng thường cao hơn tỉ lệ người mắc thoái hóa cột sống cổ (theo các nghiên cứu ở Mỹ, một số nước Châu Âu và Việt Nam). Gần 90% thoái hóa xảy ra ở vị trí L4 – L5 hoặc L5- S1.Tỉ lệ Nam giới cao gấp 2 lần phụ nữ. ( Các con số trên được công bố trong hội thảo khoa học của Bệnh viện chợ Rẫy).
Điều trị theo hướng bảo tồn là lựa chọn chiếm đến trên 90% người mắc bệnh. Chỉ có 5 % còn lại là áp dụng phương pháp phẫu thuật. Đã có rất nhiều bệnh nhân điều trị thoái hóa trong vài tháng nhờ phát hiện ra bệnh sớm. Vì vậy bạn cũng nên để ý đến những thay đổi của cơ thể mình, thông thường cơ thể của chúng ta đều có chức năng ngầm báo động rằng nó đang xảy ra vấn đề, nhưng do chúng ta quá chủ quan và không chú ý dẫn đến bệnh ngày càng nặng.

Xu thế điều trị thoái hóa cột sống từ thảo dược

Xu hướng dùng thảo dược đang ngày một tăng. Đây cũng là thành công của quá trình nghiên cứu và tìm ra những cây thảo dược trị bệnh hiệu quả, an toàn khi điều trị lâu dài. Điển hình là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương.
Cốt Thoái Vương được chiết xuất từ thành phần chính là dầu vẹm xanh, có hoạt tính sinh học cao, giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng. Kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như thiên niên kiện, nhũ hương, các vitamin, glycin tạo thành một công thức toàn diện hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các trường hợp thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm...

Sản phẩm Cốt Thoái Vương cũng nhận được những đánh giá rất cao của các bác sĩ tây y. Sau đây là đánh giá của PGS.TS Đoàn Văn Đệ - Nguyên chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết – BV Quân Y 103 về hiệu quả của sản phẩm.

Đánh giá của PGS.TS Đoàn Văn Đệ về sản phẩm Cốt Thoái Vương

Bên cạnh sử dụng Cốt Thoái Vương, người bệnh cần lưu ý phòng tránh thoái hóa như sau: Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu 1chỗ dễ gây tê bì chân. Giữ cân nặng vừa phải để giảm sức ép lên khung xương. Không ngồi hàng giờ trước máy tính, sau 30 phút cần đứng lên đi lại, vận động các khớp. Nên ăn nhiều thức ăn giàu canxi và vitamin D như: Cá hồi, đậu nành, sữa, trứng. Các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, táo, chanh giúp phục hồi xương khớp, tái tạo sụn.

Hương Giang


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét