Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của cột sống nhưng điển hình và hay gặp nhất vẫn
là ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Với triệu chứng là đau, tê
bì, như châm chích. Việc nhận biết được bệnh thông qua các triệu chứng là thực
sự cần thiết.
Biểu hiện triệu chứng
thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
gây những cơn đau nhức hiện thường
xuyên xung quanh hệ thống cột sống. Tùy theo từng vị trí bị thoát vị người ta
chia ra các trường hợp khác nhau, hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
-Thoát vị
đĩa đệm cột sống thắt lưng: Bệnh nhân có biểu hiện đau âm ỉ, liên tục vùng thắt
lưng. Đau tăng lên, thành cơn bệnh nhân ho hoặc khi vận động. Ngoài ra bệnh
nhân còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân
hoặc có nhưng cơn đau rút chân khi cúi ngửa. Trường hợp bệnh nhân ngồi lâu xuất
hiện những cơn đau thắt lưng dữ dội, để giảm đau người bệnh phải nằm nghiêng.
-Thoát vị
đĩa đệm cột sống cổ: Đau dọc vùng gáy, đau mỏi kéo sang bả vai và cánh tay.
Bệnh nhân tê bì dọc cánh tay, bàn tay. Nặng hơn mất cảm giác bàn tay, đốt ngón
tay, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới
các vận động như: nắm, cầm, vác, xách… Hay đau lên đỉnh đầu, hoa mắt, chóng
mặt, nhức hai bên hốc mắt.
Dấu hiệu triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Hậu quả bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi có triệu chứng thoát vị đĩa đệm, nếu không được
điều trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người
bệnh. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng
xoay.
Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt
các chi, đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ…..Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng
lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí
điều trị.
Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn gây là một số bệnh
khác như: Đau rễ thần kinh. Rối loạn cảm giác…..Đau khập khễnh cách hồi, khiến
bệnh nhân đi được một đoạn phải dừng lại để nghỉ. Rối loạn vận động biểu hiện
lúc đầu bí tiểu sau đái dầm, luôn có nước tiểu chảy ra một cách thụ động.
Để phòng ngừa bệnh cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh,
trong đó chú ý tư thế hợp lý trong sinh hoạt, vận động, tránh ngồi lâu, mang vác nặng. Điều trị vật
lý và các liệu pháp phản xạ như chườm nóng, laser, châm cứu.
Long Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét