Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Triệu chứng thoái hóa cột sống và một số lưu ý để chẩn đoán bệnh này

Khoảng 28 triệu người Mỹ trưởng thành hiện đang sống chung với bệnh thoái hóa cột sống, con số này ngày càng tăng và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Tuy nhiên, làm thế nào bạn có thể biết chắc chắn đây là triệu chứng thoái hóa cột sống? Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chẩn đoán đúng bệnh.

Triệu chứng thoái hóa cột sống và một số lưu ý để chẩn đoán bệnh này

Triệu chứng thoái hóa cột sống

Tại Việt Nam, có tới 90% bệnh nhân trên 60 tuổi bị thoái hóa trong đó gần 32% là thoái hóa cột sống. Các chuyên gia cho rằng: Điều trị thoái hóa cột sống không dễ nhưng cũng không quá khó nếu xác định được mức độ bệnh và lựa chọn phương pháp hợp lý.

Tùy vào vị trí thoái hóa sẽ có tên gọi khác nhau: Nếu bệnh nhân có những cơn đau nhức cổ, vai gáy, đau lan ra bả vai, cánh tay, đau kéo lên đỉnh đầu, nhức hốc mắt… thì đó là bệnh thoái hóa cột sống cổ. Nếu cảm nhận đầu tiên là đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng hoặc ngoài đau lưng còn kèm đau nhức chân, tê bì dọc mông xuống cẳng chân… đó là thoái hóa cột sống lưng.


Triệu chứng thoái hóa cột sống và lưu ý chẩn đoán bệnh

Một số lưu ý để chẩn đoán chính xác thoái hóa cột sống

Để chẩn đoán chính xác về thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ dựa vào lịch sử y tế, một số kiểm tra vật lý và các xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.

1. Lịch sử y tế

Bác sĩ sẽ quan tâm nhiều điều, bao gồm tuổi tác và giới tính. Bởi thoái hóa cột sống phổ biến ở những người tuổi trung niên, những người ít hoạt động như nhân viên văn phòng… Một số câu hỏi bác sĩ có thể yêu cầu bạn trả lời bao gồm:

- Bạn cảm thấy đau ở những khớp xương bị tổn thương từ khi nào?

- Cơn đau có phải bắt đầu sau một số hoạt động thể chất, nó có được giảm bớt khi bạn nghỉ ngơi?

- Bạn có đau nhiều về đêm không?

- Có ai trong gia đình bạn đã từng bị thoái hóa cột sống?

- Bạn có trải qua chấn thương nào trước đây không?

2. Một số kiểm tra vật lý

Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của thoái hóa hay không bằng cách:

- Kiểm tra tình trạng cột sống bằng cách ấn vào chúng.

- Di chuyển khớp theo các hướng khác nhau để xem bạn có sự hạn chế khi vận động hay không?

- Kiểm tra các khớp xem có bị sưng hoặc biến dạng

3. Các kiểm tra bổ sung khác

X-quang: Thoái hóa cột sống có một số dấu hiệu X-quang điển hình như: xẹp trượt, vỡ thân đốt sống, chấn thương, các dị tật bẩm sinh (gai đôi, cùng hoá, thắt lưng hoá, trượt thân đốt và hở eo, dính thân đốt, gù vẹo bẩm sinh…).

Xét nghiệm máu: Mặc dù xét nghiệm máu không giúp chẩn đoán thoái hóa, bác sĩ thực hiện để chắc chắn rằng các triệu chứng của bạn không được gây ra bởi các bệnh xương khớp khác.

Xét nghiệm đặc biệt: Nếu việc chẩn đoán chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm chụp cộng hưởng từ MRI. MRI sẽ cung cấp cho các bác sĩ các thông tin cần thiết trong những trường hợp phức tạp.

Việc chẩn đoán đúng bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài các lưu ý trên, bạn có thể xem thêm video về biến chứng của thoái hóa cột sống và phương pháp điều trị dự phòng.


Biến chứng của thoái hóa cột sống và phương pháp điều trị dự phòng

Điều trị thoái hóa cột sống kết hợp dùng thảo dược tự nhiên

Hiện nay có nhiều phương pháp giảm triệu chứng thoái hóa cột sống và tùy theo mức độ bệnh. Nếu được chẩn đoán từ sớm, bạn có thể kiểm soát bệnh qua tập thể dục, vật lý trị liệu. Bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc uống hoặc tiêm. Khi không đáp ứng được với thuốc điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Để tránh bệnh tiến triển xấu, bên cạnh áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên bổ sung các thành phần từ tự nhiên, giảm triệu chứng và làm chậm tiến trình của bệnh. Một số thành phần giúp tăng cường sức khỏe xương khớp như vitamin B, K, canxi… cùng với dầu vẹm xanh có tác dụng chống viêm, giảm sưng, làm chậm tiến trình thoái hóa, tất cả những thành phần này có trong thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Ngoài ra, Cốt Thoái Vương còn kết hợp với thiên niên kiện: Trừ phong thấp, mạnh gân xương. Nhũ hương: Hoạt huyết, kháng viêm…

Chỉ cần dùng đều đặn ngày 4 viên/2 lần, bạn đã có thể cảm nhận những chuyển biến tích cực sau 2-4 tuần. Sau một đợt dùng kéo dài 2-4 tháng, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt của sản phẩm và có thể  đi lại vận động dễ dàng hơn.


Cốt Thoái Vương vinh dự được nhận Giải thưởng do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng


Ngoài ra, Cốt Thoái Vương còn vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn liên tiếp trong 3 năm 2014, 2015, 2016.

Minh Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét